Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

2002 WCA Profile: Vũ Hoàng Tuấn Anh


THÔNG TIN CUBER
(update 22/1/2017)




Tên đầy đủ: Vũ Hoàng Tuấn Anh
Giới tính: Nam
Bắt đầu chơi: tháng 7/2016
Kho cube: 
3x3: Guoguan Yuexiao, ThunderClap v1
4x4: 
5x5: Yuxin
Ngày sinh: ngày 2 tháng 4 năm 2002
(Profile của các cuber sẽ được cập nhật hàng ngày, nếu có sai sót các bạn nhớ report cho mình nha ~^^)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THÀNH TÍCH


[3x3] (Best: 13.50s)
MFG-Thunder1_grande

LazyCat Open First Tour 2017

(19/1/2017)

Cube sử dụng: Qiyi Thunderclap v1
avg5: 18.04
19.31 B2 L2 R2 U2 B2 R2 B' L2 B L' F2 D U R D F D B L 
17.07 D2 B' R' L' F2 U' F' R2 B2 U' F D2 F2 B' R2 B2 L2 U2 F L2 B' 
(19.78) R' D2 B2 D2 L2 D2 L F2 R' D2 R2 B R' F L2 D2 B2 U' L' F2 R2 
17.73 L2 B2 L2 U L2 D R2 F2 D2 L2 U' F D' L U F R' D2 L2 U2 F 
(16.28) D U L2 U F2 U R2 F2 R2 D' U2 B' L' R B' U B D R' B U'

(13/1/2017)
Cube sử dụng: Guoguan YueXiao white
avg5: 17.75
1. (16.88) B' D2 F' R2 F2 L2 D2 L2 B' F' R2 D' B' D' U L B' L2 D2 R' F
2. 18.83 B2 D L2 U F2 U' B2 R2 D L2 F' D R' B' R2 F2 D2 R' B2 U 
3. 17.42 R' U' L2 B2 R2 F2 D B2 D' B2 U' F' U R' D2 U2 F L' F2 L'
4. (19.18) U R D2 R U2 D' B U L U F2 B2 U2 L2 U' R2 F2 L2 D2 L2
5. 16.98 B R F2 D R' L F U D L F2 B2 L2 U2 L' F2 U2 B2


Neko'House Open 2016 

(28/12/2016)
Cube sử dụng: Guoguan YueXiao white
avg of 5: 20.16
Thành tích:
1. 19.08 B U2 R2 D' B2 D' F2 D' R2 U' L F' D L D' L2 D2 F 
2. 21.61 L' R2 B L2 B L2 B2 R2 U2 B D2 F U B' L F2 D' B2 D' L2 U2 
3. 19.77 L2 F2 D' B2 D2 U' F2 D' B2 R2 B' L F' L B' D' F2 D F2 L U' 
4. (18.71) F2 U' R B' L2 B' R' L F B U2 B' D2 B2 L2 D2 B' D2 B' D' 
5. (22.04) F R2 L F D2 R L B2 U L F2 B2 U2 R D2 L D2 B2 U2 D2
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

[3x3 One Handed] (Best: 43.40s)

Neko'House Open 2016 

(30/12/2016)
avg of 5: 50.55
Cube sử dụng: Guoguan Yuxeiao white

1. 50.95 B R2 D' F2 U F2 L2 U B2 D2 R2 F2 L B2 D F' R B U L' U 
2. (43.40) U2 R2 B U2 B L2 F L2 F' R2 F2 R U' F2 D' F L U2 R2 B' U'
3. 50.17 D2 F' D2 L2 F R2 F' U2 F D2 B' L' B D U' F2 L F' D2 B U
4. (54.69) B R2 U2 B2 F2 R2 U2 B2 U B2 F2 D' R D U B D L2 B2 U2 L'
5. 50.51 R2 D R2 D L2 R2 D' U L2 U' B2 L B2 F' L B L' U' F' R' U2

2002 WCA Profile: Phạm Minh Vũ

THÔNG TIN CUBER
(update 22/1/2017)

Tên đầy đủ: Phạm Minh Vũ
Giới tính: Nam
Bắt đầu chơi: khoảng tháng 10/2016
Kho cube: <sắp có> =))))))))
Ngày sinh: ngày 7 tháng 9 năm 2002
(Profile của các cuber sẽ được cập nhật hàng ngày, nếu có sai sót các bạn nhớ report cho mình nha ~^^)

Soạn văn 9: Viếng Lăng Bác

VIẾNG LĂNG BÁC
Viễn Phương
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhà thơ Viễn Phương sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, khá quen thuộc với bạn đọc thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
2. Bài thơ Viếng lăng Bác được viết khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng xong, đất nước thống nhất, đồng bào miền Nam đã có thể thực hiện được mong ước ra viếng Bác. Trong niềm xúc động vô bờ của đoàn người vào lăng viếng Bác, Viễn Phương đã viết bài thơ này.
3. Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác. Giọng điệu trong bài thơ là giọng thành kính, trang nghiêm trong những suy tư trầm lắng.
Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động thiêng liêng khi vào lăng được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Trong khổ thơ cuối, tác giả thể hiện niềm mong ước thiết tha muốn tấm lòng mình mãi mãi ở lại bên lăng Bác.
4. Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ. Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.
5. Tình cảm của nhà thơ, của mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua sự kết hợp giữa những hình ảnh thực với những ẩn dụ đặc sắc:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác.
Đến hai câu tiếp theo, hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là thực nhưng "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.
Đến khổ thứ ba, dòng người đang yên lặng đi qua linh cữu Bác trong nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn. Không khí tĩnh lặng, khung cảnh yên tĩnh nơi đây đã khiến cho ngay cả hình ảnh thơ cũng thay đổi:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Hình ảnh mặt trời rực đỏ trong lăng đã được thay bằng vầng trăng "sáng dịu hiền". Sự thay đổi ấy thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng, là ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc (ý nghĩa biểu tượng từ mặt trời), Bác còn là một người Cha có "đôi mắt Mẹ hiền sao!". Hình ảnh vầng trăng còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
Đến hai câu thơ sau, mạch xúc cảm ấy đã được bộc lộ trực tiếp:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Đây là những câu thơ hết sức chân thành, mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt của tác giả đã khiến cho câu thơ vượt lên trên ý nghĩa biểu tượng thông thường, đồng thời tạo nên một mạch liên kết ngầm bên trong. Hình ảnh Bác được ví với mặt trời rực rỡ, với mặt trăng dịu mát, êm đềm và với cả trời xanh vĩnh cửu. Đó đều là những vật thể có ý nghĩa trường tồn gần như là vĩnh viễn nếu so với đời sống của mỗi cá nhân con người. Mặc dù vậy, tác giả vẫn thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim".
Đó là lời giãi bày rất thực, xuất phát từ những tình cảm mãnh liệt của nhân dân, đồng bào đối với Bác. Thông thường, trong những hoàn cảnh tương tự, việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ là một thủ pháp nhằm giảm nhẹ nỗi đau tinh thần. Mặc dù vậy, tác giả thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Dường như nỗi đau quá lớn khiến cho những hình ảnh ẩn dụ trở nên không còn ý nghĩa, chỉ có cách diễn tả trực tiếp tâm trạng mới có thể giúp nhà thơ giãi bày tình cảm của mình.
Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Đã đến giờ phút phải chia tay, tác giả chỉ có thể biểu hiện tấm lòng mình bằng ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Thể hiện giọng đọc bài này cần chú ý:
- Giọng điệu trong bài thơ thể hiện rất nhiều tâm trạng: đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, thể hiện đúng những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác.
- Bài thơ sử dụng thể 8 chữ là chủ yếu nhưng có những câu 7 chữ hoặc 9 chữ. Nhịp điệu trong thơ chậm rãi, khoan thai, diễn tả khá sát hình ảnh đoàn người đang nối nhau vào cõi thiêng liêng để được viếng Bác, để được nghiêng mình thành kính trước vong linh của một người Cha nhưng cũng đồng thời là một vị anh hùng dân tộc.
- Hình ảnh thơ trong bài rất sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh... tuy đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào bài thơ này đã thể hiện được những ý nghĩa rất mới mẻ, có sức khái quát cao đồng thời cũng chan chứa tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với Bác.

Soạn văn 9: Mùa xuân nho nhỏ

MÙA XUÂN NHO NHỎ
Thanh Hải
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980) quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu.
2. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước và ước nguyện của tác giả về một cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
3. Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến "mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
Có thể xác định bố cục của bài thơ gồm bốn đoạn:
- Khổ đầu (6 dòng thơ): cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
- Hai khổ 2, 3 (từ "Mùa xuân người cầm súng" đến "cứ đi lên phía trước"): hình ảnh mùa xuân đất nước.
- Hai khổ 4, 5 (từ "Ta làm con chim hót" đến "Dù là khi tóc bạc"): những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước thiên nhiên đất nước.
- Khổ thơ cuối: Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu ca Huế.
4. Mùa xuân ở khổ thơ đầu là mùa xuân của thiên nhiên, đất trời với dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Chỉ bằng vài nét phác hoạ, tác giả đã vẽ ra cả không gian cao rộng với dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la, với màu sắc tươi thắm (sông xanh, hoa tím biếc), với những âm thanh vang vọng (tiếng chim chiền chiện) của mùa xuân.
Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân được diễn tả qua hai câu thơ:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Có nhiều cách hiểu về hai câu thơ này, tuy nhiên có thể hiểu "từng giọt" là "những giọt mùa xuân", là sự chuyển đổi các cảm giác, từ màu sắc, âm thanh, hình ảnh... sang hình khối, đường nét, một sự cụ tượng hoá những yếu tố vô hình (âm thanh, màu sắc...) thành một yếu tố hữu hình, có thể cảm nhận được bằng nhiều giác quan. Dù hiểu như thế nào thì hai câu thơ cũng thể hiện niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước cảnh mùa xuân.
5. Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ chuyển sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm về mùa xuân đất nước. Đó là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống, được cống hiến phần tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. Nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: muốn "làm con chim hót", muốn "làm một cành hoa"... Niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, như bông hoa toả hương sắc, mang đến vẻ đẹp cho cuộc đời.
Đoạn thơ gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết sống, biết chăm lo cho cuộc đời chung và có thể đóng góp những gì tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
6. Bài thơ có nhịp điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Đặc điểm ấy có được là nhờ nhà thơ đã sử dụng các yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, cách gieo vần, cách sử dụng các điệp từ, điệp ngữ rất hiệu quả:
- Thể thơ năm chữ gắn liền với các điệu dân ca, nhất là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Cách gieo vần liền giữa các khổ thơ cũng góp phần toạ nên sự liền mạch cho cảm xúc.
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị (bông hoa tím, tiếng chim hót, vì sao...) với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát (đất nước như vì sao...).
- Tứ thơ xoay quanh hình ảnh mùa xuân, từ mùa xuân của đất trời đến mùa xuân của quê hương đất nước. Cách cấu tứ như vậy khiến cho ý thơ luôn tập trung, cảm xúc trong thơ không bị dàn trải.
- Giọng điệu của bài thơ thể hiện đúng tâm trạng của tác giả, biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn: vui, say sưa ở đoạn đầu, trầm lắng, thiết tha khi bộc bạch tâm niệm, sôi nổi, tha thiết ở đoạn kết.
7. Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhiều nhà thơ đã viết về mùa xuân với những sắc thái khác nhau: mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), xuân ý, xuân lòng (Tố Hữu)... Trong bài thơ này, ý nguyện của tác giả là muốn làm một mùa xuân nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ - đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Thể hiện giọng đọc chậm, tình cảm.

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Bài Hát: Cánh cò trong khúc hát mẹ ru

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

BT Tiếng Anh Mai Lan Hương: Relative Clause




Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Soạn văn 9: Cố Hương


Câu 1. Bố cục của truyện : gồm 3 phần :
 
- Phần 1 : từ đầu đến “ đang làm ăn sinh sống” : nhân vật “ tôi” trên đường về quê.
- Phần 2 : từ “ tinh mơ sáng hôm sau” đến “ mang đi sạch trơn như quét” : những ngày nhân vật “ tôi” ở quê.
- Phần 3 : còn lại : nhân vật “ tôi” trên đường xa quê
 
Câu 2. 
 
- Trong truyện có hai nhân vật chính : Nhuận Thổ và “ tôi”, trong đó “ tôi” là nhân vật trung tâm. Vì :
- Thông qua nhân vật “ tôi”, Lỗ Tấn đã dẫn dắt câu chuyện đồng thời tự biểu hiện tâm tư, tình cảm của mình. Những hồi ức, những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi đã góp phần bộc lộ chủ đề tác phẩm. Từ nhân vật “ tôi” là trung tâm, tác giả mở ra các quan hệ khác, các hình ảnh khác.
 
Câu 3. 
 
• Những biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ : 
- Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập : sự đối chiếu xưa – nay, Nhuận Thổ trong kí ức và Nhuận Thổ ở hiện tại để làm rõ sự thay đổi về cả ngoại hình lẫn tính cách. Phương thức miêu tả, kết hợp với hồi ức và đối chiếu giúp người đọc thấy được sự thay đổi của Nhuận Thổ, qua đó thấy được cả tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và của người nông dân miền biển nói chung : 
+ Ngày xưa Nhuận Thổ có gương mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, bàn tay hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn…Nay Nhuận Thổ Cao lên, nước da vàng sạm, có nhiều nếp nhăn, bàn tay thô kệch, cứng rắn và nứt nẻ.
+ Thái độ thay đổi : Ngày xưa Nhuận Thổ hồn nhiên, dẫn tôi đi chơi, chỉ cho tôi nhiều thứ, nay lại lấy dáng điệu cung kính chào thưa người bạn từ thuở ấu thơ của mình.
 
• Tác giả miêu tả sự thay đổi của con người ở Cố hương :
- Bé Thủy Sinh : khi bé xuất hiện, nhân vật tôi ấn tượng sâu đậm vì nó giống hệt Nhuận Thổ 20 năm về trước, nhưng nó vàng vọt, gầy còm, cổ không đeo vòng bạc…=> Đối chiếu hình ảnh NT quá khứ với bé TS hiện tại, dễ dàng nhận thấy sự sa sút của cuộc sống, phản ánh sự đói nghèo của người dân lao động, sự sa sút về mặt xã hội …
 
- Thím Hai Dương :
+ Là láng giềng ben cạnh nhà nhân vật “ tôi”. Ngày xưa, có lẽ cũng có nhan sắc nên được gọi là “ nàng Tây Thi đậu phụ”…
+ Hình ảnh bây giờ : người đàn bà trên dưới 50 tuổi, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính…Giọng nói the thé chua ngoa, được dịp thì sỉ và người khác, hành vi kì cục “ mụ com pa …cút thẳng”…
 
- Những người khác : mượn cớ tiễn chân để lấy đồ đạc, vùi dấu bát đĩa vào tro để khi xúc tro mang đi luôn, hỏi mua đồ gỗ những cứ tiện ta yang bừa đi…đến khi cả nhà “ tôi” xuống thuyền thì đồ đạc trong nhà đã sạch trơn như quét.
 
- Hình ảnh làng quê : 
+Hình ảnh làng quê trên đường về quê thật buồn : “ Gần về đến làng…màu vàng úa”.
+ Trong lòng nhân vật tôi diễn ra sự đối chiếu : “ Hình ảnh làng cũ…hơi giống đấy”. Sự đối chiếu chưa thật rõ, nhưng chắc chắn làng quê bây giờ đã sa sút nhiều. Ý nghĩa đó còn thể hiện quan hình ảnh ngôi nhà : “ trên mái ngói…không đổi chủ không được.”
- Tác giả đau xót, buồn bã trước sự thay đổi, sa sút của quê hương. Khi đi, tôi “ không lưu luyến”, cái mà anh không muốn lưu luyến chính là một làng quê với những quan niệm, hủ tục lạc hậu, những con người méo mó về tính cách lẫn tâm hồn. Còn sâu nặng trong trái tim anh, vẫn là một quê hương với những vẻ đẹp giản dị mà thiêng liêng của nó : “ Tôi đang mơ màng…vòng tròn vàng thắm”.
 
Câu 4. 
- Đoạn a : Sử dụng phương thức tự sự. Bên cạnh phương thức tự sự với biểu cảm, đoạn văn đã làm nổi bật mối quan hệ gắn bó giữa đôi bạn thời thơ ấu. 
- Đoạn b : Sử dụng phương thức miêu tả. Qua việc miêu tả tỉ mỉ hình ảnh NT hiện nay, kết hợp với hồi ức của nhân vật tôi về NT trong quá khứ, tác giả giúp cho người đọc hình dung về thật rõ về sự thay đổi của NT. Qua đó, thấy được cả tình cảnh sống điêu đứng của NT nói riêng và của nông dân miền biển nói chung.
- Đoạn c : sử dụng phương thức nghị luận. Phương thức lập luận tạo cho đoạn văn một ý tứ thật sâu sắc : làng quê của “ tôi” và lớn hơn nữa là xã hội TQ đang trì trệ, lạc hậu trên con đường mòn cũ với bao thứ hủ tục nặng nề, cần tìm ra một con đường mới để đưa đất nước tiến lên. Trong sự đối lập giữa “ vốn làm gì có đường” và “ đi mãi thì thành đường thôi”, tác giả bày tỏ một niềm tin chắc chắn vào sự xuất hiện tất yếu của một con đường mới, xã hội mới.
Created By SilverNeko