Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Soạn Văn 9: Chiếc lược ngà

Chiếc lược ngà có chuyển thể thành truyện tranh gồm 2 tập. Các bạn đọc tại đây nhé: (tất nhiên là soạn xong bài mới đọc nha ^^)

Câu 1. 
• Tóm tắt cốt truyện : ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, lúc bé Thu chưa đầy một tuổi. Mãi khi con lên tám tuổi, ông mới có dịp trở về thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết thẹo dữ tợn trên mặt làm ông Sáu không giống với người cha nó đã thấy trong ảnh. Em đối xử với cha như người xa lạ, nhất quyết không chịu gọi “ ba”. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con trỗi dậy mãnh liệt thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở trong căn cứ, ông Sáu dồn hết tâm tư làm cho con gái một chiếc lược ngà. Nhưng trong một trận chiến đấu, ông đã hi sinh, chỉ kịp giao cây lược lại cho bạn.
• Truyện đã thể hiện sâu sắc và cảm động tình cảm cha con giưa ông Sáu và bé Thu qua 2 tình huống : 
- Cuộc gặp gỡ của cha con sau 8 năm xa cách, nhưng thật éo le là bé Thu không nhận ra cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thì ông Sáu phải ra đi.
- ở căn cứ, ông Sáu dùng hết yêu thương, nhung nhớ để làm chiếc lược ngà tặng con, nhưng chưa kịp giao cho con thì đã hi sinh.
Tình huống thứ nhất là tình huống cơ bản, nó bộc lộ sâu sắc tình cảm mãnh liệt của cha con ông Sáu – bé Thu sau 8 năm xa cách.

Câu 2. Diễn biến tâm lí của bé Thu :
• Khi chưa nhận ra cha : có những phản ứng rất dữ dội :
- Nhìn ông Sáu với ánh mắt xa lạ và đầy cảnh giác, dứt khoát khoát không chịu gọi “ ba” – sự ngây thơ của đứa trẻ đầy cá tính.
- Tính cách gan lì : mặc cho người thân khuyên nhủ, tạo tình thế bắt buộc ( chắt nước nồi cơm” để bé Thu nhận cha, nhưng đều thất bại.
- Tình huống kịch tính : bé Thu từ chối sự quan tâm của anh Sáu ( hất miếng trứng cá ra khỏi chén cơm), khiến người cha nổi nóng đánh con. Nhưng bé Thu phản ứng quyết liệt, không khóc, bỏ về nhà ngoại.
- Nguyên nhân : vết thẹo làm biến dạng khuôn mặt người cha. Điều sâu xa hơn : vết thẹo tạo nên tướng mạo dữ dằn khiến bé Thu tưởng cha là người xấu.
• Sau khi nhận ra cha : cuộc trùng phùng cha con đầy cảm động :
- Nỗi buồn da diết của người cha : trước khi ra đi mà con không chịu nhận mặt, ân hận vì trót đánh con…
- Thái độ của bé Thu : muốn nhận ba nhưng không dám vì trót làm ba giận.
- Đột biến cao trào đầy bất ngờ : sau lời chào từ biệt của người cha là tiếng kêu “ Ba…a…a…ba !” như xé ruột. Bé Thu biết ba nó đi đánh tây bị thương, tình cha con vừa yêu thương, kính trọng, xen lẫn hối hận, muốn níu giữ ba trào lên mãnh liệt.
• Qua đoạn trích : nhận ra vẻ đẹp tâm hồn bé Thu : yêu thương cha nhưng rạch ròi tốt xấu, cá tính mạnh mẽ và cũng rất hồn nhiên, ngây thơ.Thực chất, hai thái độ trái ngược là sự thống nhất trong tính cách nhân vật. Qua những diễn biến tâm lí bé Thu được miêu tả trong truyện, ta thấy tác giả rất am hiểu tâm lí trẻ em và diễn tả một cách rất sinh động với tấm lòng trìu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.

Câu 3. Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu đối với con :
- Nỗi khao khát được gặp con : xa con 8 năm, ông Sáu chỉ được nhìn thấy con qua tấm ảnh. Khi thấy đứa bé đnag chơi dưới bóng cây xoài,ông vội vã đến mức không muốn chờ xuồng cập bến mà nhảy luôn lên bờ. Gọi con, giơ tay đón chờ con…Khi bé Thu bỏ chạy, ông không dấu được nỗi đau đớn của mình “ anh đứng sững lại đó…như bị gãy”.
- Nỗi khổ và niềm vui trong ba ngày về thăm nhà :
+ Anh không đi đâu, chỉ vỗ về con nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy anh ra. Anh mong tiếng gọi “ ba” nhưng con bé không bao giờ chịu gọi.
+ Anh yêu thương, săn sóc con từng li từng tí, gắp trứng cá cho con. Khi Thu hất cái trứng ra, anh giận quá đánh nó một cái, sau đó lại hối hận.
+Khi chia tay, thấy con đứng trong góc nhà, anh muốn ôm con, hôn con nhưng sợ con bỏ chạy nên chỉ đứng nhìn nó. Cho đến khi bé Thu gọi ba, anh xúc động đến phát khóc.
- Niềm yêu quý và thương nhớ con : 
+ Sau khi trở về căn cứ, ông nhớ thương con không nguôi, ân hận vì lỡ tay đánh con.
+ Nhớ lời con, ông tìm ngà voi, làm cho con một chiếc lược với tất cả tình yêu thương trìu mến và nỗi nhớ nhung dành cho con gái.
+ Tác giả tập trung diễn tả tình cảm của ông Sáu xung quanh chuyện làm chiếc lược. Đó là những cảm xúc vui sướng khi kiếm được khúc ngà voi, hình ảnh anh dồn hết tâm trí vào việc làm lược, khắc cho con từng nét chữ thể hiện tình yêu thương, nhung nhớ mà ông dành cho con gái…
=>Câu chuyện vè cây lược làm người đọc cảm động vì tình cha con thắm thiết, đẹp đẽ. Nhưng cảm động hơn nữa, nó còn khiến người ta nghĩ đến những đau thương, mất mát, éo le mà con người phải gánh chịu vì chiến tranh.

Câu 4.
Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật “ tôi” – bạn thân của ông Sáu. 
Ông không chỉ là người chứng kiến và kể lại toàn bộ câu chuyện mà còn bàu tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. Những ý nghĩ, cảm xúc của người kể chuyện làm cho người đọc hiểu hơn về các sự việc và đồng cảm với các nhân vật trong truyện, tăng thêm chất trữ tình và sức thuyết phục của truyện.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Created By SilverNeko